Hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã tại Cần Thơ

T2, 07 / 2019 5:36 chiều | thaoblue

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

                    Tư vấn Blue- Hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã tại Cần Thơ

Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

  1. Đặc điểm của hợp tác xã:

Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, hợp tác xã mang những đặc điểm sau:

– Hợp tác xã trước hết được xác định là một tổ chức kinh tế có tính tập thể. Bởi hợp tác xã được lập nên dưới sự tham gia của tập thể nhiều xã viên cùng tự nguyện hợp tác, tương trợ cùng nhau giải quyết các yêu cầu chung, mục đích chung trong việc sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế. Hợp tác xã cũng được xác định là sự thể hiện của hình thức kinh tế tập thể, sự sở hữu tập thể.

–  Hợp tác xã là tổ chức kinh tế vừa thể hiện tính kinh doanh vừa mang tính xã hội.

Mang tính xã hội, bởi bên cạnh việc cùng sản xuất và cùng kinh doanh, tạo ra thu nhập thì hợp tác xã còn tạo điều kiện cho tất cả các thành viên của mình cùng lao động sản xuất, đóng góp trên cơ sở tự nguyện và được hưởng lợi từ việc lao động của mình. Việc thành lập và phát triển của hợp tác xã không chỉ tạo ra việc làm cho thành viên, giảm được tình hình thất nghiệp của xã hội mà còn tạo điều kiện phát triển cho những cá nhân nhỏ lẻ, không đủ khả năng tự kinh doanh độc lập.

– Hợp tác xã có số lượng thành viên tối thiểu là 07 thành viên.

Thành viên của hợp tác xã có thể là cá nhân, hộ gia đình, và cũng có thể là pháp nhân. Trong đó, nếu là cá nhân thì phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; nếu là hộ gia đình thì phải có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật.

–  Hợp tác xã có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn của mình.

– Các thành viên của hợp tác xã tham gia hợp tác xã không chỉ trên tinh thần tự nguyện, cùng lao động sản xuất, cùng làm việc, cùng đầu tư mà còn trên cơ sở cùng phân phối và cam kết sử dụng hàng hóa, dịch vụ do chính hợp tác xã cung cấp. Trường hợp không sử dụng sản phẩm dịch vụ trong thời gian từ 03 năm trở lên hoặc không làm việc trong hợp tác xã từ 02 năm trở lên thì có thể bị mất tư cách thành viên. Điều này cũng cho thấy sự khác biệt đối với các hình thái kinh doanh khác.

  1. Thứ ba, ưu và nhược điểm của hợp tác xã.

– Ưu điểm:

+ Hợp tác xã là mô hình tổ chức kinh tế mà có thể thu hút được nhiều thành viên tham gia, tạo điều kiện phát triển cho việc sản xuất, kinh doanh của những cá thể riêng lẻ, thể hiện tính xã hội cao.

+ Việc quản lý hợp tác xã được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, nên không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn, đóng góp nhiều hay đóng góp ít, các xã viên vẫn được bình đẳng trong việc biểu quyết, quyết định các vấn đề của hoạt động của hợp tác xã.

+  Thành viên trong hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào hợp tác xã. Trường hợp này, trách nhiệm hữu hạn tạo điều kiện cho cho các xã viên có thể yêu tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh tránh được tâm lý lo lắng rủi ro khi tham gia vào hợp tác xã

– Nhược điểm:

+ Cũng do cơ chế bình đẳng, dù đóng góp được nhiều hay ít vốn thì đều có quyền quyết định như nhau đối với vấn đề của hợp tác xã, nên mô hình hợp tác xã thường không thu hút được thành viên đóng góp được nhiều vốn, vì thành viên tham gia hợp tác xã sẽ cảm thấy quyền lợi về việc quyết định không phù hợp với số vốn mà mình đã góp.

+ Số lượng thành viên tham gia hợp tác xã thường rất đông nên sẽ có nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình quản lý hợp tác xã.

+ Nguồn vốn của hợp tác xã thường được huy động chủ yếu từ nguồn vốn góp từ các thành viên và có tiếp nhận thêm các khoản trợ cấp, hỗ trợ từ Nhà nước và các tổ chức khác, nhưng qua đó cũng cho thấy khả năng huy động vốn không cao so với các hình thái kinh tế khác.

Như vậy, qua phân tích nêu trên, có thể thấy hợp tác xã là một tổ chức kinh tế đặc biệt, là đại diện cho hình thái kinh tế tập thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế của đất nước

  1. Hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác

Hồ sơ đăng kí hợp tác xã gồm 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã (theo mẫu).
  • Điều lệ của hợp tác xã.
  • Phương án sản xuất kinh doanh.
  • Danh sách thành viên của hợp tác xã.
  • Danh sách các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên của hợp tác xã.
  • Nghị quyết của Hội nghị thành lập về những nội dung đã được biểu quyết thông qua trong hội nghị.

Người đại điện hợp pháp của hợp tác xã phải kê khai đầy đủ, trung thực và chính xác các nội dung quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai trong hồ sơ.

Thời hạn giải quyết để Cấp giấy chứng nhận đăng ký là trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản cho người nộp hồ sơ và nêu rõ lý do tại sao không cấp.

Chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng thông tin cơ bản nhất về mô hình kinh doanh hợp tác xã cũng như hồ sơ đăng kí kinh doanh hợp tác xã. Nếu những thông tin trên chưa làm hài lòng quý khách hàng xin vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline: 0989.347.858- 0911.999.029  hoặc qua webside:http://tuvandoanhnghiepcantho.com  để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

 

Bài viết cùng chuyên mục