Đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Cần Thơ

T3, 09 / 2019 8:28 sáng | thaoblue

Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của quá trình công nghiệp hóa, vai trò của các sản phẩm sở hữu trí tuệ ngày càng được nâng cao và không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ bản quyền đối với sản phẩm trí tuệ của mình, hậu quả là khi có hiện tượng làm giả, làm nhái, đánh cắp ý tưởng thì chính quyền lợi của tác giả lại không được bảo vệ.Để bảo vệ tác phẩm trí tuệ của mình, để đảm bảo quyền sở hữu – quyền tác giả và các quyền liên quan thì buộc chủ sở hữu – tác phải đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Khách hàng đang phân vân các vấn đề như: Đối tượng bảo hộ quyền tác giả ?Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả bao gồm những gì?Thủ tục đăng ký quyền tác giả ra sao? Hãy cùng Tư vấn Blue đi giải đáp thắc mắc trên của khách hàng qua bài viết sau đây nhé

  1. Quyền tác giả là gì? Đối tượng được đăng ký bảo hộ quyền tác giả
               Tư vấn Blue- Bảo hộ quyền tác giả

– Khái niện quyền tác giả: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu (như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, phần mềm máy tính).
Quyền tác giả bao gồm các quyền nhân thân (như đặt tên cho tác phẩm, công bố tác phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm…) và quyền tài sản (như độc quyền sao chép tác phẩm, phân phối tác phẩm, truyền đạt tác phẩm…)

– Đối tượng được đăng ký bảo hộ quyền tác giả

+) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

+) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

+) Tác phẩm báo chí;

+) Tác phẩm âm nhạc;

+) Tác phẩm sân khấu;

+) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự;

+) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

+) Tác phẩm nhiếp ảnh;

+) Tác phẩm kiến trúc;

+) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

+) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

+) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

  1. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả gồm những giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả (theo mẫu);

– 02 bản sao tác phẩm bản quyền tác giả tác giả. Hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký bản quyền liên quan;

Đối với các tác phẩm đặc thù (tranh, tượng…) có kích thước cồng kềnh bản sao sẽ thay bằng ảnh chụp.

– Giấy uỷ quyền trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức cá nhân khác nộp hồ sơ;

– Giấy tờ xác nhận quyền nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp được kế thừa, chuyển giao…;

– Trường hợp sản phẩm có nhiều tác giả sẽ cần có văn bản chứng minh sự đồng thuận;

– Trường hợp tác phẩm đăng ký bản quyền thuộc sở hữu chung sẽ cần có giấy xác nhận đồng ý của các đồng sở hữu khác

  1. Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Để đăng ký bảo hộ quyền tác giả, cần phải thực hiện theo các bước sau đây:

– Bước 1: Xác định loại hình tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả. Như nêu ở trên, có 12 loại tác phẩm khác nhau, vì vậy bước đầu tiên là cần phải xác định tác phẩm cần đăng ký thuộc loại hình tác phẩm nào để chọn loại hồ sơ đăng ký phù hợp.

– Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả phù hợp với loại hình tác phẩm đã chọn

– Bước 3: Nộp hồ sơ xin đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả

– Bước 4: Theo dõi, phản hồi thông tin đăng ký với Cục bản quyền tác giả

– Bước 5: Nhận kết quả (Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả)

Trên đây là những thông tin  mà Tư vấn Blue cung cấp để quý khách hàng có hiểu biết cơ bản và đúng quy định của pháp luật nhất về đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Quý khách hàng cần tư vấn đề pháp lý khác có liên quan đến sở hữu trí vui lòng liên hệ tới Công ty Tư vấn Tư vấn Blue qua hotline: 0989.347.858- 0911.999.029   hoặc thông qua website: http://tuvandoanhnghiepcantho.com  để được sử dụng các gói dịch vụ tốt nhất, nhanh chóng nhất. Rất vui khi được hỗ trợ quý khách hàng.Trân trọng cảm ơn./.

 

Bài viết cùng chuyên mục