KINH DOANH DỊCH VỤ KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ

T6, 05 / 2020 10:26 sáng | thaoblue

Làm chủ một nhà nghỉ (khách sạn nhỏ) là mơ ước của nhiều người thích giao tiếp và muốn có một doanh nghiệp hay đam mê và muốn kinh doanh. Tuy nhiên bạn không thể chỉ biết mở cửa và mong chờ thành công tự nhiên đến. Công việc này đòi hỏi bạn phải nghiên cứu, quản lý và lập kế hoạch tài chính kỹ càng để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Ngoài ra liên quan đến điều kiện pháp luật để hoạt động kinh doanh nghành nghề này cần đáp ứng ra sao?

1/ Điều kiện kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ

Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo Nghị định số 72/2009/NĐ-CP.

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư số 33/2010/TT-BCA quy định về điều kiện về an ninh, trật tự đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như sau:

  • Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải có lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định số 72/2009/NĐ-CP.
  • Phải duy trì và đảm bảo thực hiện đúng các điều kiện về an ninh, trật tự trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh; chấp hành quy định về trật tự, an toàn công cộng, vệ sinh môi trường và không nằm trong khu vực, địa điểm mà pháp luật cấm hoạt động kinh doanh.
  • Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, các cơ sở kinh doanh sau đây còn phải bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy như sau:
  • a) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên); sản xuất, kinh doanh gas; sản xuất pháo hoa; kinh doanh vũ trường; kinh doanh lưu trú và cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn bản từ 7 tầng trở lên phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
  • b) Các cơ sở kinh doanh lưu trú và cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng từ 6 tầng trở xuống; sản xuất, kinh doanh, sửa chữa công cụ hỗ trợ; trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, casino; hoạt động in (trừ photocopy màu); kinh doanh dịch vụ cầm đồ; kinh doanh karaoke; xoa bóp (massage) phải có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Đối với các cơ sở kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thì Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự là Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy tại khu vực kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp. Trường hợp cơ sở kinh doanh thuê kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp thì phải có giấy tờ để chứng minh việc thuê kho.
  • Các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy:
  • a) Cơ sở nằm trong các tòa nhà đã được thiết kế, thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.
  • b) Các cơ sở sản xuất con dấu; dịch vụ đòi nợ; dịch vụ tẩm quất; photocopy màu; sản xuất, kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên
  1. Các loại giấy phép kinh doanh khách sạn nhà nghỉ cần có

Kinh doanh nhà nghỉ cần những giấy tờ gì? Theo quy định thì việc kinh doanh dịch vụ lưu trú nhà nghỉ, khách sạn sẽ cần có các loại:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh nhà nghỉ khách sạn
  • Giấy phép an ninh trật tự;
  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy của công an có thẩm quyền.

Như vậy kinh doanh nhà nghỉ khách sạn cần những loại giấy phép nào thì có thể thấy ngoài đăng ký kinh doanh theo pháp luật thì sẽ cần thực hiện các thủ tục xin các loại giấy phép con như giấy phép Phòng cháy chữa cháy, giấy phép an ninh trật tự, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép kinh doanh tiêu chuẩn nhà nghỉ…

  1. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh khách sạn nhà nghỉ

Cụ thể hồ sơ xin giấy đăng ký kinh doanh nhà nghỉ và khách sạn bao gồm:

+ Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh khách sạn (đối với doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh khách sạn) hoặc giấy phép đầu tư (nếu là các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài).

+ Bản kê khai cơ sở vật chất, các trang thiết bị sử dụng

+ Bản kê khai danh sách các cán bộ, công nhân viên của cơ sở

+ Giấy chứng nhận sức khỏe của các cán bộ, các công nhân viên theo quy định

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp mặt bằng

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trên sẽ nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh nhà nghỉ khách sạn được thực hiện trong vòng 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Nếu hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà nghỉ khách sạn có sai sót hoặc cần bổ sung thì chủ cơ sở sẽ được thông báo bằng văn bản để hoàn thiện hồ sơ.

Khi đã hoàn thiện thủ tục xin mẫu giấy phép kinh doanh nhà nghỉ thì người đứng đầu sẽ phải là thêm các thủ tục xin giấy phép con về an ninh, trật tự,phòng cháy chữa cháy, an toàn thực phẩm và cam kết thực hiện đảm bảo an ninh, phòng cháy chữa cháy theo quy định với cơ quan địa phương.

Hy vọng những thông tin cơ bản trên giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về điều kiện kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ. Tư vấn Blue không chỉ tư vấn mà chúng tôi còn có dịch vụ hỗ trợ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ  tới Tư vấn Blue qua hotline: 0989.347.858- 0911.999.029   hoặc thông qua website: http://tuvandoanhnghiepcantho.com  để được tư vấn miễn phí. Trân trọng./.

 

Bài viết cùng chuyên mục